Combo Tủ Sách Kể Chuyện Lịch Sử Trung Quốc (Bộ 4 Cuốn)
- Tủ Sách Kể Chuyện Lịch Sử Trung Quốc: Kể Chuyện Tần Hán
Về nội dung, quyển Kể chuyện Tần Hán này đề cập tới lịch sử Trung Quốc từ thời Tiên Tần đến thời Lưỡng Hán, trong đó có nhiều chi tiết, thời kỳ mà người Việt Nam đã biết qua các tác phẩm sử học như Sử ký, Chiến quốc sách hay các tác phẩm văn học như Đông Chu Liệt quốc, Hán Sở tranh hùng và đặc biệt là Tam quốc diễn nghĩa, thậm chí các bộ phim của Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng, Bá vương biệt Cơ, Tam quốc diễn nghĩa… Cho nên nhiều người đọc hoặc sẽ thấy hứng thú được đọc lại những điều mình đã biết qua một tác phẩm sử học, hoặc sẽ thấy nhàm chán phải đọc lại nhiều điều mình đã biết trong một hình thức phổ thông.
Tuy nhiên vì quyển Kể chuyện Tần Hán này do hai người Lê Đông Phương và Vương Tử Kim nối nhau biên soạn, nên cơ cấu thiên mục cũng có đôi chỗ chưa thật hợp lý, vả lại ngay cách dồn cả thời Tiên Tần, thời Tần và Lưỡng Hán vào chỉ một quyển sách vài trăm trang như vậy cũng cho thấy các tác giả đã gặp nhiều khó khăn về tư liệu trong quá trình biên soạn, những khó khăn mà học giới Trung Quốc vẫn còn phải tiếp tục khắc phục trong tương lai.2. Tủ Sách Kể Chuyện Lịch Sử Trung Quốc: Kể Chuyện Tùy Đường
Về nội dung, quyển Kể chuyện Tùy Đường này đề cập tới lịch sử Trung Quốc từ thời Tùy Đường qua thời Ngũ đại, trong đó có nhiều sự kiện, nhân vật mà người Việt Nam đã biết qua các tác phẩm văn học, điện ảnh… Nhưng khác với trong các tác phẩm nghệ thuật nói trên, những nhân vật như Tùy Dạng đế, Dương Tố, Đường Thái tông, Ngụy Trưng, Huyền Trang, Vũ Tắc Thiên, Đường Huyền tông, Dương Quý phi, Cao Lực Sĩ, An Lộc Sơn, Trương Tuần… trong quyển sách này đã hiện ra với cái “bản lai chân diện mục” và bối cảnh hoạt động có thật của họ trong lịch sử, có thể không gây ấn tượng bằng nhưng chắc chắn không kém phần sinh động và nhất là sẽ khiến người ta phải suy ngẫm nhiều hơn. Dĩ nhiên quyển Kể chuyện Tùy Đường này đề cập tới một giai đoạn phức tạp trong lịch sử Trung Quốc nên nội dung không khỏi có phần tản mạn, vả lại hình thức biên soạn nhằm phổ cập hóa tri thức này còn ít nhiều mang tính thể nghiệm nên tác giả cũng gặp phải những khó khăn trong việc tổng hợp sử liệu và phân tích sự kiện sao cho những người đọc có trình độ trung bình chấp nhận, những khó khăn mà học giới Trung Quốc vẫn còn phải tiếp tục khắc phục trong tương lai.
Về nội dung, quyển Kể chuyện Tam quốc này đề cập tới lịch sử Trung Quốc từ cuộc khởi nghĩa Khăn vàng cuối thời Đông Hán đến lúc nhà Tấn tiêu diệt Đông Ngô, thống nhất Trung Quốc, trong đó có nhiều chi tiết, sự kiện mà người Việt Nam đã biết qua các tác phẩm văn học và điện ảnh. Cho nên nhiều người đọc hoặc sẽ thấy hứng thú được đọc lại những điều mình đã biết qua một tác phẩm sử học, hoặc sẽ thấy nhàm chán phải đọc lại nhiều điều mình đã biết trong một hình thức phổ thông. Tuy nhiên quyển Kể chuyện Tam quốc này đã được tác giả Lê Đông Phương thai nghén từ thời chiến tranh chống Nhật trước 1945 ở Trung Quốc, nên cơ cấu thiên mục đã đạt tới chỗ tối ưu đối với một tác phẩm nhằm phổ cập tri thức lịch sử cho số đông.
Bên cạnh đó, quyển sách cũng góp phần trả lại cái bản lại chân diện mục đã bị thay đổi nhiều qua các tác phẩm văn học, điện ảnh trước nay của nhiều nhân vật lịch sử thời Tam quốc như Chu Du, Trương Phi, Ngụy Diên. Cũng phải thừa nhận rằng rằng về nội dung thì quyển Kể chuyện Tam quốc này ít nhiều bị trùng lắp với hai quyển Kể chuyện Tần Hán, Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc triều trước và sau nó. Tuy nhiên dường như đó lại là điều bất khả kháng đối với các tác giả, vì lấy triều đại làm cái trục đồng quy để trình bày tư liệu lịch út sử, họ phải gặp khó khăn trong quyển Kể chuyện Tam quốc viết về một giai đoạn lịch sử vốn khó có thể đưa ra tiêu chuẩn rạch ròi trong việc phân kỳ.
4. Tủ Sách Kể Chuyện Lịch Sử Trung Quốc: Kể Chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều
Về nội dung, quyển Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc triều này đề cập tới lịch sử Trung Quốc từ thời Lưỡng Tấn đến thời Nam Bắc triều, trong đó có nhiều chi tiết mà người Việt Nam đã biết qua các tác phẩm văn học như Tam quốc diễn nghĩa, Hậu Tam quốc. Cho nên nhiều người đọc hoặc sẽ thấy hứng thú được đọc lại những điều mình đã biết qua một tác phẩm sử học, hoặc sẽ thấy nhàm chán phải đọc lại nhiều điều mình đã biết trong một hình thức phổ thông. Mặt khác quyển Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc triều này đề cập tới một giai đoạn rất phức tạp trong lịch sử Trung Quốc nên nội dung không khỏi có phần tản mạn, vả lại việc dồn cả hơn ba trăm năm thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều vào chỉ một quyển sách vài trăm trang như vậy cũng khiến tác giả gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp, những khó khăn mà học giới Trung Quốc vẫn còn phải tiếp tục khắc phục trong tương lai.
Reviews
There are no reviews yet.