Mindfulness – Sống Tỉnh Thức Và Thực Hành Chánh Niệm
(đối tượng độc giả và những nỗi đau, lo lắng của họ)Những người từng bắt gặp từ “mindfulness” (hay “tỉnh thức”, “chánh niệm” – các cách dịch từ này ra tiếng Việt phổ biến) ở đâu đó, muốn biết giới khoa học phương Tây giải thích về nó như thế nào (có thể vì tò mò, có thể nhằm so sánh với cách lý giải của các nền văn hóa phương Đông).
Những người quan tâm đến chánh niệm/sự tỉnh thức ở cả khía cạnh lý thuyết lẫn ứng dụng trên thực tế, và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực sức khỏe/y tế.
Những người đang loay hoay tìm kiếm “lối ra” hay giải pháp cho mọi vấn đề trong cuộc sống cũng có thể tìm ra lời giải từ cuốn sách này, hoặc ít nhất là một gợi ý hay một lựa chọn.
Những người đang có cuộc sống bế tắc
TÓM TẮT SÁCH
(cuốn sách nói về chủ đề gì, phục vụ mục đích gì…)
Cuốn sách mang tính cách mạng cho thấy cách áp dụng chánh niệm vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta.
Giải thích “chánh niệm” dưới góc nhìn của khoa học phương Tây, mang tới nhiều nghiên cứu mới về sự tác động giữa hành vi và ý thức của con người. Lý thuyết của Langer đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực, bao gồm sức khỏe, kinh doanh, lão hóa, công bằng xã hội và học tập.
Nội dung chính:
Chương 2 xem xét bản chất của bất chánh niệm và so sánh với các khái niệm tương tự như thói quen và vô thức. Chương 3 khám phá nguyên nhân của tình trạng bất chánh niệm, bao gồm vai trò quan trọng của bối cảnh và bản chất của những gì chúng ta tiếp nhận khi còn nhỏ. Tổng quan về cái giá phải trả cho sự bất chánh niệm, những giới hạn mà nó gây ra đối với các kĩ năng cũng như kì vọng và tiềm năng của chúng ta là nội dung của chương 4. Chương 5, thảo luận về bản chất của chánh niệm và so sánh với các khái niệm liên quan trong triết học phương Đông. Các chương từ 6 đến 10 trình bày về những ứng dụng của nghiên cứu chánh niệm trong năm khía cạnh lớn của cuộc sống thường ngày: quá trình lão hoá, sự sáng tạo, công việc, vấn đề định kiến và sức khỏe.
CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
(những điểm độc đáo nhất về cách chọn chủ đề, triển khai nội dung, case-study, văn phong, tác giả…)
– Thông qua nghiên cứu của mình với một nhóm bệnh nhân lớn tuổi trong một môi trường giống như viện dưỡng lão, tác giả phân tích về tác động của hiệu ứng giả dược. Đây là cơ sở cho nhiều kỹ thuật nâng cao sức thu hút tốt nhất, đã chứng minh một cách thuyết phục cách chúng ta suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của mình.
– Cuốn sách phân tích về sự cứng nhắc của tâm trí đã dẫn đến những cái nhìn một chiều, phiến diện, đóng khung, khiến con người không thể mở rộng tâm trí. Tác giả gợi ý cách phá bỏ những thiếu sót, hời hợt trong tư duy đó để mở rộng tâm trí.
– Tác giả cho rằng trực giác là con đường quan trọng dẫn đến tỉnh thức, bởi vì chính công dụng của nó đòi hỏi phải bỏ qua những thói quen và kỳ vọng cũ để thử điều gì đó có thể đi ngược lại lý trí. – Cách viết dễ hiểu, dành cho đại chúng, phù hợp với nhiều đối tượng độc giả.
CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY
(những trích đoạn hấp dẫn nhất, có thể trích làm nguyên liệu truyền thông)
– Thí nghiệm về việc bối cảnh tác động đến nhận thức con người: Có 2 nhóm nhân viên bán hàng, nhóm 1 được hướng dẫn giới thiệu sản phẩm tới khách hàng như họ vẫn thường làm, nhóm 2 được khuyến khích chào hàng như thế đó là khách hàng đầu tiên của họ. Kết quả là dù hai nhóm hiểu biết về sản phẩm như nhau, nhưng nhóm 2 được nhận xét là giới thiệu hấp dẫn và thu hút khách hàng hơn nhóm 1. Điều này cho thấy khả năng của con người được phát huy tùy theo từng bối cảnh chứ không cố định, chúng ta có thể làm tốt trong hoàn cảnh này và phát huy kém hơn trong hoàn cảnh khác (cụ thể nội dung ở cuối trang 170)
– Câu chuyên về ảnh hưởng của bối cảnh đối với cơn đau (cụ thể đọc trang 202)
– Sự thiếu chánh niệm thường vô hiệu hóa nhiều nỗ lực của chúng ta. Đầu tiên, chúng ta có thể có những kì vọng quá cứng nhắc đối với những gì chúng ta đang cố gắng thực hiện; thứ hai, khi mọi việc không diễn ra đúng như kế hoạch, chúng ta cho rằng đó là thất bại; và thứ ba, chúng ta cho rằng kết quả [thất bại] đó là vô giá trị.
– Nếu bất chánh nhiệm là sự phụ thuộc cứng nhắc vào những phạm trù cũ thì ngược lại, chánh niệm có nghĩa là liên tục tạo ra những phạm trù mới.
– Những bệnh nhân chuẩn bị trải qua cuộc phẫu thuật quan trọng được hướng dẫn tưởng tượng mình đang ở một trong hai tình huống: chơi bóng đá hoặc chuẩn bị cho bữa tiệc tối. Giữa một cuộc giao tranh quyết liệt trên sân bóng, những vết bầm tím hầu như không được chú ý. Tương tự, khi đang vội vã chuẩn bị bữa tối cho mười người sắp sửa đến thì một vết đứt tay có lẽ cũng là điều ít ai để ý. Ngược lại, việc bị một tờ giấy sắc cạnh cứa trong khi đọc một tờ tạp chí nhàm chán sẽ nhanh chóng trở thành tâm điểm của sự chú ý. Thông qua các ví dụ kiểu này, những người tham gia nghiên cứu được học rằng phần lớn nỗi đau chúng ta trải qua dường như phụ thuộc vào bối cảnh chứ không phải là không thể tránh khỏi.
– (Xem mục cuối Chương 5: Chánh niệm từ góc nhìn phương Đông và phương Tây)
– Khi thấy người khác làm cho ta những việc mà bản thân ta từng tự làm, chúng ta sẽ cảm thấy rằng bây giờ mình không còn khả năng thực hiện việc đó nữa. Lối mòn tư duy về tuổi già ăn sâu vào chúng ta từ khi còn bé, rằng già đồng nghĩa với yếu đuối, bệnh tật. Hiếm khi một người già tìm kiếm một lời giải thích thuyết phục cho việc người già không thể tự mình làm việc gì đó. Vì không ai bận tâm tìm hiểu xem người già có thể hoặc không thể làm gì nên người ta áp dụng chế độ chăm sóc dành cho những người có ít khả năng tự chăm sóc nhất.
– Những suy nghĩ rập khuôn phổ biến này cũng cản trở chúng ta tận dụng những tài năng quanh mình. Ví dụ, nếu đội bóng của
trường cần một chiến lược thi đấu tốt hơn cho trận đấu sắp tới, mà người có khả năng hỗ trợ tốt nhất lại là một chiến lược gia bóng đá xuất sắc ngồi xe lăn, thì có lẽ họ sẽ không nhờ tới cô ấy. Nếu bạn không bỏ phiếu cho một chính trị gia vì anh ta là người đồng tính, không coi trọng một bác sĩ phẫu thuật vì cô ấy là phụ nữ, bỏ qua một bác sĩ tâm lí vì anh ta bị mù, hoặc không nhờ tới một nhà tư vấn tiềm năng vì cô ta chỉ có một tay, bạn có thể đã bỏ qua người giỏi nhất.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Tiến sĩ Ellen J. Langer là giáo sư Tâm lí học tại Đại học Harvard từ năm 1977. Bà tốt nghiệp Đại học New York và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Yale.
Langer đã nhận được nhiều học bổng và giải thưởng như Học bổng Guggenheim, ba Giải thưởng Nhà khoa học Xuất sắc, Giải thưởng Thành tựu Cựu sinh viên NYU, Giải thưởng Arthur Staats về Tâm lí học Thống nhất và Giải thưởng Hội nghị Thế giới.
Ellen Langer là tác giả của 11 cuốn sách và hơn 200 bài báo nghiên cứu về nhiều chủ đề, có thể kể ra như ảo giác kiểm soát, cảm nhận kiểm soát, lão hóa và việc ra quyết định. Đặc biệt, mỗi chủ đề đều được xem xét qua lăng kính lí thuyết về “mindfulness” (chánh niệm) của bà.
Đến nay, bộ sách Mindfulness của bà gồm bốn cuốn:
Mindfulness;
The Power of Mindful Learning;
On Becoming an Artist: Reinventing Yourself through Mindful Creativity
Counterclockwise: Mindful Health and the Power of Possibility.
Cùng với Amanda Ie và Christelle Ngnoumen, bà đã biên tập hai tập Wiley Mindfulness Handbook.
Reviews
There are no reviews yet.