Tính Siêu Việt Của Tự Ngã – Phác Thảo Một Mô Tả Hiện Tượng Học
Tính Siêu Việt Của Tự Ngã – Phác thảo một lối mô tả hiện tượng học được viết vào năm 1934 và công bố lần đầu vào năm 1936, là thành quả đầu tay của Jean-Paul Sartre sau quá trình nghiên cứu hiện tượng học Husserl tại Đức. Trong đó, ông không những đã kế thừa xuất sắc các lập trường hiện tượng học được Husserl khai triển trong hai tác phẩm nền tảng là Ý niệm dẫn đạo cho một môn hiện tượng học và Các nghiên cứu logic học, mà còn phê phán lý thuyết của Husserl về cái Tôi siêu nghiệm, rồi triển khai quan niệm của chính ông về Tự ngã.
Nhan đề “Tĩnh siêu việt của Tự ngã” mà Sartre dùng có hai mục đích: Một là, ông muốn cho thấy rằng Tự ngã là cái siêu việt chứ không phải là “cư dân” của ý thức. Hai là, ông muốn kêu gọi độc giả vượt ra khỏi quan niệm phổ biến trong đời sống văn hóa và trí tuệ coi Tự ngã là cái siêu nghiệm, theo nghĩa nó được bao gồm trong ý thức, mà Husserl đã viện đến.
Công trình này không những giúp Sartre có được một vị trí trong phong trào hiện tượng học mà còn đặt nền tảng cho các lý thuyết triết học hiện sinh của ông sau này, nhất là cho kiệt tác Tồn tại và Hư vô (1943).
JEAN-PAUL SARTRE
(1905-1980), là triết gia, kịch tác gia và nhà hoạt động chính trị người Pháp. Ông có tầm ảnh hưởng lớn trong phong trào hiện tượng học cũng như triết học hiện sinh.
Các tác phẩm chính:
– Buồn nôn
– Ngôn từ
– Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản
– Tồn tại và Hư vô
– Phê phản lý tính biện chứng (2 tập)
Reviews
There are no reviews yet.