Cách Khen, Cách Mắng, Cách Phạt Con
Muốn con ngủ sớm thì nó lại chẳng chịu đi ngủ, muốn nó dừng bú mà nó cũng không chịu, lớn lên một chút thì nói cũng không nghe, vì nhút nhát mà bị thiệt thòi…Có rất nhiều vấn như vậy khiến chúng ta nhức đầu trong quá trình nuôi dạy con. Bất cứ người phụ nữ nào đã từng nuôi con đều hiểu rằng trên thế gian này rất nhiều việc không như mình muốn. Trong quyển sách này, tôi muốn giới thiệu một số quan điểm cơ bản và phương pháp nuôi dạy con dựa trên “cách khen”, “cách mắng”, “cách dạy dỗ” trẻ.
Ngay từ đầu, chúng ta phải làm sao để hiểu được con mình là đứa trẻ như thế nào? Phải nuôi dạy bằng cách nào? Việc hiểu được bản chất của sự phát triển của trẻ rất cần thiết đối với những bà mẹ đang gặp khó khăn trong quá trình nuôi dạy con.Chúng tôi đã nhận được nhiều bài viết chia sẻ về quan điểm nuôi dạy con cái dựa trên sự trưởng thành của trẻ từ Masami Sasaki, bác sĩ chuyên khoa tâm lý trẻ em, người đã tiếp xúc với rất nhiều với các bậc cha mẹ và con cái. Đối với con cái, điều quan trọng nhất là việc truyền đạt một cách dễ hiểu. Do đó, việc hiểu được “bản chất” của con cái là quan trọng. Với tư cách là một người mẹ, tôi nghĩ là có thể sử dụng “bí quyết” đó trong việc nuôi dạy con hằng ngày.
Lúc đó, tôi đã tới Salon Hidamari ở thành phố Akita của cô Wakamatsu Aki – nguyên là cựu giáo viên mẫu giáo. Salon Hidamari là nơi tổ chức các khóa huấn luyện dành cho các bà mẹ đang nuôi dạy con.Tại đây, thông qua truyện tranh và khoá học dành cho những người chăm sóc trẻ, tôi đã học được những bí quyết thành công của cô ấy để áp dụng vào việc nuôi dạy con.
Trong cuốn sách này, ngoài những cuộc trò chuyện trao đổi kinh nghiệm về cách nuôi dạy từ bác sĩ Masami Sasaki và cô Wakamatsu Aki, chúng tôi cũng thêm vào một vài đoạn giới thiệu khi còn nhỏ họ đã được cha mẹ giáo dục con như thế nào.
Chúng tôi cảm thấy rất vui nếu quý vị độc giả tìm thấy được trong quyển sách này những lời khuyên hữu ích và có thể áp dụng thành công trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Mục lục:
Mở đầu
Mọi người nuôi dạy con như thế nào?
Khi trăn trở về việc nuôi dạy con:
Nuôi dạy con có khó không?
Cha mẹ lẫn con đều cảm thấy thoải mái
CHƯƠNG I: KHEN – Nuôi dưỡng năng lực biết chia sẻ niềm vui
Có phải càng khen con càng tốt?
“Khen quá nhiều” hay“mắng quá nhiều” cũng như nhau
Những kì vọng quá lớn của cha mẹ đặt lên con cái
“Khen ngợi” là cách cha mẹ tự thỏa mãn sự yêu bản thân
*Những đứa trẻ nếu không được khen sẽ không làm
Khen ở mức độ vừa phải là được
*Khen làm sao để nuôi dưỡng tính tự lập trong con
Hãy vui mừng cùng trẻ hơn là khen ngợi trẻ
Trở thành bậc cha mẹ như đứa trẻ hằng mong ước
Người mẹ đã dùng bằng khen làm mồi lửa đun nước nhà tắm
*Đừng nghĩ đó là chuyện đương nhiên
Khóa học dành cho những người chăm sóc trẻ 1:
Khi bạn nhìn thấy sự “thay đổi”, hãy truyền đạt điều đó
Hãy nói về điểm tốt của trẻ trước mặt người khác
CHƯƠNG II: LA MẮNG – NUÔI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ ĐỨNG LÊN SAU MỖI LẦN VẤP NGÃ
La mắng những chuyện đã làm. Đừng trách tính cách
Đừng lamắng con một cùng lúc. Lần lượt thôi là ổn
Ăn cơm ở ngoài sau khi bị mẹ mắng
“Con không làm gì sai đâu”
*Tạo ra môi trường giúp bạn không la mắng trẻ
Không chỉ mắng mà còn cùng con nói lời xin lỗi
Không nên đào sâu khi la mắng
“Vấp ngã” và cùng nhau đứng dậy
Khen xong cần phải cổ vũ toàn lực
Cha mẹ không được kích động
Làm sao để điều chỉnh cảm xúc
Nói “Cảm ơn”, “xin lỗi” thay cho những lời khen, mắng
Nói với con tại sao bố mẹ muốn con như thế
Không được so sánh trẻ với người khác khi khen và mắng
Đầu tiên hãy giúp trẻ có được lòng tự tin trước đã
Giúp trẻ trở nên vững vàng hơn khi hài lòng với việc chúng làm
Khóa học dành cho những người chăm sóc trẻ 2:
Từ “la mắng”, “giận dữ” tới “truyền đạt”, “chia sẻ”
Hãy dạy trẻ lúc tinh thần thư thái
CHƯƠNG III: KỶ LUẬT- GIÁO DỤC NHÂN CÁCH NỀN TẢNG
Có nên tin tưởng trẻ không?
Hãy yên tâm với những đứa trẻ ngang bướng với cha mẹ
*Cách giáo dục ở gia đình và cách giáo dục ở nhà trẻ
Nguyên nhân nào dẫn đến sự bất mãn ở trẻ
Khi trẻ lớn tiếng, hãy đáp lại “Ối ối, sợ quá, sợ quá”
Từ “sự dịu dàng của mẹ” tới “sự nghiêm khắc của cha”
Phương pháp dạy dỗ giành cho những đứa trẻ khó bảo
Không quá vội vàng trong việc hoàn thiện trẻ
Phải kiên nhẫn đối với những đứa trẻ cai sữa và bỏ tã muộn
Người cha vẫn bú sữa mặc dù đã là học sinh tiểu học
*Kĩ năng bỏ tã cho trẻ
Nuôi dưỡng khả năng chia sẻ cảm xúc
Cùng con trải nghiệm niềm vui
Trẻ lúc nào cũng quan sát những gì bạn làm
Trở nên độc lập không dựa dẫm vào ai
Hãy sống và nhờ vả lẫn nhau
Cùng bạn bè làm bài tập xong, mọi người sẽ vui chơi sau giờ học
Khóa học dành cho người chăm sóc trẻ 3:
6 phương pháp tạo ra DNA
Chú cảnh sát đang đến kìa
CHƯƠNG IV: HÃY ĐỂ BÉ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN
Nuôi dưỡng mối quan hệ giữa người và người thêm phong phú
Đáp ứng mong muốn của trẻ
*Không nói những điều không thể thay đổi
Làm hết sức mình và chờ đợi kết quả
Lùi một bước tiến ba bước
Hãy để cho bé được truyền đạt cảm xúc của mình
Mẹ tôi đã xin lỗi những đứa bé hàng xóm
Nuôi dưỡng trẻ chậm phát triển
Môi trường để bé yên tâm phát triển tự nhiên
Phát huy năng lực của trẻ chậm phát triển
*Từ việc “tìm những điểm xấu” đến việc “tìm những điểm tốt”
Nuôi dạy trẻ giỏi, quan hệ cũng giỏi
Hội những bà mẹ có con nhỏ
Cả trẻ và mẹ hãy cùng là chính mình
Khóa học dành cho người chăm sóc trẻ 4:
“Sự cảm thông”
Khóa học dành cho người chăm sóc trẻ 5:
“Trở thành bậc cha mẹ biết lắng nghe con nói chuyện”
Con cái không hiểu lòng cha mẹ thì thật đáng tiếc
Đứa con không còn ỷ lại vào sự giúp đỡ
Lời kết
Reviews
There are no reviews yet.