Dám Làm Giàu (Sbooks)
DÁM LÀM GIÀU – CUỐN SÁCH MANG ÂM HƯỞNG KHÁT VỌNG SỐNG CUỘC ĐỜI TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC
Bạn nghĩ đến điều gì khi đọc cuốn sách “Dám làm giàu”? Cuốn sách dạy cách kiếm tiền nhanh chóng ư? Hay dạy cách mua – bán để mau giàu? Không lẽ nó nói về cách đầu tư mạo hiểm? Hoàn toàn không phải!!
Có không ít những cuốn sách trên thị trường đã chia sẻ về cách quản lý tài chính, đầu tư sinh lợi hay nghệ thuật khởi nghiệp. Cuốn sách này tập trung vào những vấn đề bạn đang gặp phải khiến cuộc đời bạn như một mớ bòng bong, chăm chỉ nhưng vẫn chẳng đủ tiền cho những thứ vật chất mong muốn, hay đơn giản hơn là sống thoải mái, ít lo nghĩ.
Lý trí và tinh thần chính là hai tiềm tố quan trọng nhất trên con đường làm giàu của bạn. Những người giàu có thực sự không chỉ sung túc về vật chất, mà trong tinh thần của họ luôn có một nguồn sức mạnh cực kỳ to lớn, là động lực giúp họ trở nên vĩ đại trong chính cuộc đời mình.
Học giả Thomas C. Corley đã dành năm năm để khảo sát hơn 100 triệu phú tự thân và hơn 100 người nghèo để so sánh và phân tích chuyên sâu. Ông phát hiện ra rằng ai cũng đều có 24 giờ mỗi ngày. Hầu hết mọi người dùng 1200 phút cho công việc, ngủ, ăn uống, di chuyển và các hoạt động khác. Hành vi của họ trong khoảng thời gian đó là gần như giống nhau. Nhưng trong 240 phút còn lại, sự khác biệt đã xảy ra.
Sau khi phân tích kỹ, ông nói một câu tổng kết rằng: “Thói quen chính là điềm báo trước nhân quả. Thói quen quyết định sự giàu nghèo, hạnh phúc, buồn bã, căng thẳng và tình trạng sức khỏe của một người.”
Còn bạn, thói quen xấu nào đang hại bạn? Cuốn sách “Dám làm giàu” sẽ dẫn dắt bạn bước qua những hòn đá cản đường, mở khóa nguồn sức mạnh bên trong tinh thần của chính mình.
–
Bạn có thể sinh ra ở vạch xuất phát thấp hơn người khác, điều đó không đáng sợ. Đáng sợ nhất là bạn có loại tư duy nghèo khổ.
Tư duy nghèo gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với giáo dục. Tư duy nghèo có thể làm giảm sự tự tin và niềm tin vào khả năng học tập của cá nhân. Những người này có thể không tin rằng họ xứng đáng với việc nhận được một giáo dục tốt, và do đó có thể không tận dụng được cơ hội học tập. Hơn nữa, tư duy nghèo có thể dẫn đến việc tránh xa khỏi những cơ hội học tập mới, bởi vì họ không muốn đối mặt với cảm giác thất bại hay thách thức.
…
Những người có tư duy nghèo có thể tự cô lập khỏi cộng đồng hoặc trở nên cực kỳ kỳ thị đối với những người khác, đặc biệt là những người giàu có hơn. Điều này có thể dẫn đến sự tách biệt và bất đồng giữa các tầng lớp xã hội, tạo ra một vòng lặp tiêu cực của sự nghèo và cô lập xã hội.
Reviews
There are no reviews yet.