Đột Phá Đỉnh Cao Kỹ Thuật Mới Giải Nhanh Bài Tập Hóa Học – Tập 1 Đại Cương

Chưa có đánh giá0 đã bán
Giá: 127.200  159.000 
Tiết kiệm: 31.800  (20%)
Tictak.vn xin giới thiệu đến quý bạn đọc một cuốn sách luyện thi đại học hay Đột Phá Đỉnh Cao Kỹ Thuật Mới Giải Nhanh Bài Tập Hóa Học – Tập 1 Đại Cương của Tác Giả Cù Thanh Toàn chúng tôi xinh trích dẫn một chút về cuốn sách luyện thi đại học môn hóa này.

Giá Bán Sỉ (Chiếc khấu cao) Cho khách đại lý .

  • Gọi ngay 0375315973 (Mr.Vinh) Hoặc kết nối zalo để được tư vấn và báo giá.
  • Chiếc khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ.

CHÍNH SÁCH GIAO HÀNG

Đột Phá Đỉnh Cao Kỹ Thuật Mới Giải Nhanh Bài Tập Hóa Học – Tập 1 Đại Cương

Tictak.vn xin giới thiệu đến quý bạn đọc một cuốn sách luyện thi đại học hay Đột Phá Đỉnh Cao Kỹ Thuật Mới Giải Nhanh Bài Tập Hóa Học – Tập 1 Đại Cương của Tác Giả Cù Thanh Toàn chúng tôi xinh trích dẫn một chút về cuốn sách luyện thi đại học môn hóa này
Những chú ý khi làm bài thi môn Hóa học1.Đặc điểm chung của đề thi trắc nghiệm môn Hóa học cũng như các môn khác là phạm vi nội dung thi rất rộng.

Đối với những nội dung cụ thể, để làm bài trắc nghiệm phải nắm vững và vận dụng lý thuyết về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, sự điện li, phản ứng oxi hoá – khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, đại cương về hoá học hữu cơ,…

2. Mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần đạt được trong đề thi trắc nghiệm môn Hóa học.

a) Về lý thuyết:

– Biết hoặc hiểu được những kiến thức lý thuyết chung về hóa học;

– Biết hoặc hiểu được tính chất hóa học cơ bản của các chất vô cơ và các chất hữu cơ trình bày trong chương trình;

-Biết một số ứng dụng, phương pháp điều chế các chất cụ thể.

Ví dụ: Các kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm đều có tính chất hóa học cơ bản chung là

A. Tính khử yếu.                     B. Tính oxi hóa yếu.

C. Tính oxi hoá mạnh.             D. Tính khử mạnh.

b) Về thực hành hóa học:

– Biết hiện tượng quan sát được của một số phản ứng hóa học đặc trưng đ• có trong bài học và bài thực hành hóa học lớp 12.

–  Phân biệt các chất bằng phương pháp hóa học.

Ví dụ 1. Dung dịch chất có pH nhỏ hơn 7 là

A. NaCl.          B. Na2CO3 .   C. CH3COONa.         D. AlCl3.

Ví dụ 2. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo thành chất rắn màu xanh?

A. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch NaHCO3.

B. Cho đinh Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.

C. Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.

D. Cho dung dịch HNO3 vào ống nghiệm đựng CuO.

c) Về bài tập hóa học:

Về bài toán hóa học thì việc tính toán không quá phức tạp, hầu hết đều có thể đưa về một phương trình hay hệ phương trình toán học đơn giản. Nắm chắc các phương pháp trung bình, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn điện tích sẽ giúp ích rất nhiều.

Ví dụ: Cho 0,64 gam Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3  đặc dư. Thể tích khí NO2 (đktc) thu được sau phản ứng là

A. 44,8 ml.      B. 448 ml.       C 22,4 ml.       D. 224 ml.

3. Để tìm được nhanh và chính xác phương án đúng trong câu trắc nghiệm môn Hóa học, học sinh cần:

a) Nhớ các khái niệm, tính chất, vận dụng vào từng trường hợp cụ thể để ra quyết định chọn phương án đúng.

Đọc thật kỹ, không bỏ sót một từ nào của phần dẫn để có thể nắm thật chắc nội dung mà đề thi yêu cầu chúng ta trả lời. Đặc biệt chú ý tới các từ có ý phủ định trong phần dẫn như: Không, không đúng, sai.

Ví dụ: Dung dịch chất nào sau đây không làm giấy quỳ tím hóa đỏ?

A. C2H5OH. B. CH3COOH.           C. HCl.            D. HCOOH.

Nhận xét: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ có môi trường axit. Dung dịch không làm quỳ tím hóa đỏ phải là dung dịch có môi trường kiềm hoặc trung tính. Đọc nhanh các phương án thấy ngay B, C, D đều là 3 axit, chỉ có ancol etylic không làm quỳ tím hóa đỏ. Vậy phương án cần chọn là A.

b) Nếu để gặp ngay một phương án cho là đúng thì vẫn phải đọc lướt qua các phương án còn lại.

Ví dụ: ở điều kiện thích hợp, chất nào sau đây có phản ứng với dung dịch NaOH và cả với dung dịch HCl?

A. Axit aminoaxetic.   B. Ancol etylic.

C. Axit axetic.             D. Anilin.

Nhận xét: Có thể thấy ngay A là đúng, nhưng vẫn cần đọc lướt qua để khẳng định các phương án sai B, C, D.

c) Cần tính toán nhanh trên giấy nháp để chọn phương án đúng.

Trong khi làm bài cần tính toán số mol các chất dễ cho; Viết và cân bằng phương trình hóa học chính xác; Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu nhỏ các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn; …..

Cần chú ý đến các dữ kiện đề bài để tránh nhầm lẫn hoặc bị nhiễu bởi phương án sai. Câu hỏi trắc nghiệm chỉ có một đáp án đúng duy nhất nên các bài tập xét trường hợp thì chỉ có một trường hợp đi tới kết quả đúng, các em xét 2 trường hợp, một để ra kết quả thì không phải xét trường hợp còn lại.

Ví dụ: Cho 0,64 gam Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc dư. Thể tích khí NO2 (đktc) thu được sau phản ứng là

A. 44,8 ml.      B. 448 ml.       C. 22,4 ml.      D. 224 ml.

Nhận xét: Khi gặp những câu trắc nghiệm có số liệu bằng số, sau khi đọc câu dẫn (bài toán), cần tính toán ngay trên giấy nháp rồi so sánh để chọn phương án đúng.

Viết phương trình hóa học:

Cu + 4HNO3 đặc  --> Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

1 mol                                             2 mol

0,01 mol                                         0,02 mol

Thể tích khí NO2 đktc:           0,02. 22,4 = 0,448 lít = 448 ml.

So sánh với các phương án trả lời ta thấy B là phương án đúng.

Với loại bài này nếu chỉ suy nghĩ mà không giải trên giấy nháp thì sẽ mất thời gian và rất dễ nhầm do chưa cân bằng phương trình hóa học hoặc cân bằng sai, nhầm đơn vị, nhầm số mol.

d) Cần vận dụng kiến thức để biết, suy đoán nhanh hoặc sử dụng phương pháp loại trừ để chọn phương án đúng.

Ví dụ: Dung dịch chất có pH nhỏ hơn 7 là

A. NaCl.     B. Na2CO3.    C. CH3COONa.         D. AlCl3.

Dung dịch có pH nhỏ hơn 7 phải là dung dịch có môi trường axit. Nhận xét từng trường hợp:

– NaCl là muối của axit mạnh và bazơ mạnh: môi trường trung tính;

– Na2CO3 là muối của axit yếu và bazơ mạnh: môi trường kiềm;

– CH3COONa là muối của axit yếu và bazơ mạnh: môi trường kiềm;

– AlCl3 là muối của axit mạnh và bazơ yếu: môi trường axit.

Kết luận: Chọn D là phương án đúng.

Chú ý: Nếu không nhớ được quy luật trên thì có thể viết phương trình phản ứng thủy phân của 3 muối và kết luận chọn D là phương án đúng.

e) Một số chú ý khác:

Việc làm đề thi Đại học được chuẩn bị kỹ lưỡng, gồm nhiều giáo viên có kinh nghiệm cũng như kiến thức rất giỏi, do vậy các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai. Khi giải bài tập không có đáp án A, B, C, D thì hầu như các em dễ giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm.

Để không bị mất bình tĩnh các em nên ôn tập thật tốt, kiến thức nắm chắc thì sẽ tự tin. Khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức về nó các em học chưa kĩ, hãy bỏ qua và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn nhiều thời gian thì mới tập trung giải quyết sau).

Nhà phát hành

Nhà xuất bản

Tác giả

,

Barcode

8935092537870

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Đột Phá Đỉnh Cao Kỹ Thuật Mới Giải Nhanh Bài Tập Hóa Học – Tập 1 Đại Cương”