Góc Phố Danh Vọng
Trong bức tranh sân khấu Việt Nam đương thời, Nguyễn Phi Phi Anh nổi lên như một mảng màu ấn tượng. Năm 2012, khi còn theo học tại Đại học Hampshire College, chàng sinh viên mảnh khảnh đã tranh thủ kỳ nghỉ hè của mình tạo một cơn chấn động trong giới nghệ thuật Việt Nam.
Góc phố danh vọng ra mắt, như một tuyên ngôn cho việc giới trẻ có thể làm được gì với sân khấu, bằng đam mê và tài năng. Các vở nhạc kịch Đêm hè sau cuối và Mộng ước không xa vời lần lượt được trình diễn vào những năm tiếp theo.
Cuốn sách Góc Phố Danh Vọng trước hết dành cho những ai từng xem nhạc kịch của Phi Phi Anh, đắm chìm trong “vũ trụ” nhạc kịch mà anh tạo ra, hoặc chí ít là dành cho những người yêu nhạc kịch.
Đọc sách, độc giả được sống lại không khí lấp lánh đầy tham vọng, sự phù du của danh tiếng, tiền bạc và tình yêu của Góc phố danh vọng. Đêm hè sau cuối đưa người đọc tới không khí gấp gáp, vụ án mạng với những tình tiết ly kỳ, và cái kết bất ngờ.
Không chỉ tập hợp kịch bản ba tác phẩm, sách Góc phố danh vọng còn kể câu chuyện Nguyễn Phi Phi Anh đã làm 3 vở diễn như thế nào. Trong sách, tác giả tiết lộ anh biết tới nhạc kịch qua những bộ phim hoạt hình của Disney những năm 1990 như Nàng tiên cá, Người đẹp và Quái vật…
Như để hoàn thiện cho cuốn sách, giúp độc giả chưa xem 3 vở nhạc kịch có thể hình dung rõ hơn về tác phẩm, một vài ý kiến trích dẫn nhỏ được đưa vào cuối sách:
+Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói ông kính trọng phẩm chất nghệ sĩ trong tác phẩm Góc phố danh vọng, dù có đôi chỗ “vụng dại mê sảng”. Nhà văn hàng đầu hiện nay nhận xét: “Tôi đặc biệt thích Góc phố danh vọng. Thích cái chất tự sự, nó đòi hỏi sự chân thực, tế nhị và khôn khéo… Phi Phi Anh đều có cả! Nó là chân dung cậu ấy”.
+Đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ cảm nhận sự chín chắn ở phần kịch trong Mộng ước không xa vời: “…lược bỏ những cành lá sum sê để tập trung vào gốc với thân cây mọc thẳng, để đạt tới kịch bản vừa trực diện, vừa bay bổng nhưng gợi được suy ngẫm cho người xem”.
Reviews
There are no reviews yet.