Kỳ Môn Độn Giáp Toàn Thư – Quyển 2: Lịch Vạn Niên Kỳ Môn Độn Giáp (1932 – 2040)
Kỳ Môn Độn Giáp chia làm 9 cục dương độn và 9 cục âm độn được phân bố lần lượt theo 60 Hoa Giáp. 60 Hoa Giáp theo 9 cục Dương Độn sẽ là 540 cục Dương. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có 540 cục Âm Độn mà hình thành nên tổng cộng 1080 cục. Do Kỳ Môn Độn Giáp thường sử dụng để chiêm đoán, xuất hành nên Thời Bàn được sử dụng là chủ yếu chứ ít khi người ta dùng Nhật Bàn, Nguyệt Bàn hay Niên Bàn. 60 Hoa Giáp chính là thường sử dụng 60 canh giờ, tức 5 ngày (mỗi ngày có 12 giờ, 5 ngày sẽ có 60 giờ) xét là thuộc 1 cục gọi là 1 Nguyên.
3 Nguyên: Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên bao gồm 15 ngày được quản bởi 1 tiết khí. Khó khăn của người học đó là nếu dựa theo 24 Tiết Khí mà chia phân bố độn cục thì có tất cả 5 x 3 x 24 = 360 ngày. Trong khi đó, thực tế thì Trái Đất xoay chung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo 365 ngày. Điều này dẫn đến cứ 3 năm sẽ dư ra 15 ngày, thừa ra hẳn 1 Tiết Khí dẫn đến nếu không biết cách phân bổ độn cục, xử lý vấn đề dư tiết khí thì chắc chắn sẽ tính toán sai lệch hết cả. Do đó, tuỳ theo mỗi phái mà có cách phân bố độn cục mỗi năm khác nhau, mà nhìn chung có 3 phái chính đó là:
1. Tri Nhuận Phái
2. Sách Bổ Phái
3. Mao Sơn Phái
Sách lịch này được chúng tôi soạn theo bí quyết của Tam Nguyên Kỳ Môn Độn Giáp Tri Nhuận Pháp mà chúng tôi được chân truyền. Lưu ý rằng công thức để tính toán độn cục Kỳ Môn là bí quyết tuyệt mật của mỗi phái và không ai được phép truyền ra ngoài. Do đó chúng tôi chỉ có thể in ấn sách lịch này giúp các bạn có thể tra cứu mà không thể tiết lộ công thức tính toán cách làm như thế nào. Hi vọng quyển sách này có thể giúp ích cho bạn đọc, những người yêu thích bộ môn Kỳ Môn Độn Giáp có thể tự học hỏi nghiên cứu.
Reviews
There are no reviews yet.