Mô Hình Can Thiệp Sớm Denver Cho Trẻ Tự Kỷ – Thúc Đẩy Kỹ Năng Ngôn Ngữ, Học Tập Và Tương Tác

Chưa có đánh giá0 đã bán
Giá: 178.500  210.000 
Tiết kiệm: 31.500  (15%)

Mô Hình Can Thiệp Sớm Denver Cho Trẻ Tự Kỷ – Thúc Đẩy Kỹ Năng Ngôn Ngữ, Học Tập Và Tương Tác – Mục tiêu của mô hình can thiệp ESDM là tạo động lực để trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với xã hội và khởi xướng tương tác.

Giá Bán Sỉ (Chiếc khấu cao) Cho khách đại lý .

  • Gọi ngay 0375315973 (Mr.Vinh) Hoặc kết nối zalo để được tư vấn và báo giá.
  • Chiếc khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ.

CHÍNH SÁCH GIAO HÀNG

Mô Hình Can Thiệp Sớm Denver Cho Trẻ Tự Kỷ – Thúc Đẩy Kỹ Năng Ngôn Ngữ, Học Tập Và Tương Tác

Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu trẻ mắc hội chứng tự kỷ ở các cấp độ khác nhau. Đối với trẻ tự kỷ, việc thấu hiểu, giáo dục và quan tâm của gia đình là một trong các yếu tố quan trọng nhất. Thị trường sách cho trẻ tự kỷ ở Việt Nam, hiện có khá nhiều đầu sách nhưng các cuốn sách này hoặc là dựa trên kinh nghiệm cá nhân của người có thân nhân mắc chứng tự kỷ, hoặc ở dạng giới thiệu thông tin chung chưa đi sâu vào các biện pháp can thiệp gia đình cần thiết một cách bài bản dựa trên nghiên cứu khoa học.Cuốn sách giới thiệu một cách tiếp cận mới trong trị liệu cho trẻ tự kỷ, trong đó nhấn mạnh vai trò chủ đạo của trẻ khi giao tiếp và kết nối với người khác. Phương pháp này mang tên Mô Hình Can Thiệp Sớm Denver Cho Trẻ Tự Kỷ – Thúc Đẩy Kỹ Năng Ngôn Ngữ, Học Tập Và Tương Tác. Mục tiêu của mô hình can thiệp ESDM là tạo động lực để trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với xã hội và khởi xướng tương tác. Rối loạn tự kỷ thường khiến trẻ gặp khó khăn trong khởi xướng tương tác. Cụ thể là trẻ tự kỷ thường ít bắt đầu một tương tác hơn và chỉ tập trung vào một số ít hoạt động nhất định. Đặc điểm này được biểu hiện từ rất sớm và kéo dài đến suốt cuộc đời trẻ. Đối với trẻ nhỏ, sự hạn chế trong tương tác xã hội sẽ gây hạn chế cơ hội học hỏi.

Mô hình ESDM bắt đầu bằng việc hướng đến tương tác xã hội của trẻ với người khác. Nó cung cấp một phương tiện để chỉ dẫn, làm cầu nối, tạo động lực và tăng khả năng khởi xướng tương tác của trẻ, đồng thời giúp cha mẹ và các thành viên khác hiểu được trẻ và tiếp tục tương tác cùng với trẻ. Tác dụng tức thì của các phương pháp này là tăng đáng kể số lượng cơ hội học hỏi và tương tác xã hội. Tuy nhiên mô hình này không phải là duy nhất. Có rất nhiều mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ cũng chú trọng đến hướng tiếp cận này như DIR, RDI và SCERTS. Tuy nhiên mô hình ESDM có nhiều điểm khác biệt như: (1) Phương pháp này là phương pháp đầu tiên hướng đến phát triển mối quan hệ giữa trẻ tự kỷ và cha mẹ. (2) Phương pháp được xây dựng dựa trên nghiên cứu thử nghiệm và kiểm chứng trên nhiều đối tượng. (3) Phương pháp dễ hiểu với nội dung giảng dạy và quy trình giảng dạy được mô tả đầy đủ. (4) Phương pháp được thiết kế để áp dụng trong mọi bối cảnh từ trường học, trung tâm trị liệu đến can thiệp tại nhà. (5) Phương pháp chú trọng vào đánh giá sự tiến bộ của trẻ dựa trên thu thập thông tin hàng ngày. (6) Mô hình hướng đến phát triển toàn diện các kỹ năng cho trẻ. (7) Mô hình cung cấp một hệ thống các biện pháp can thiệp khi trẻ không tiến bộ.

Cuốn sách gồm 10 chương và 2 phụ lục.

Đây chính là một trong những cuốn có thể coi là hàng đầu về lĩnh vực khoa học trị liệu cho trẻ tự kỷ. Chương trình can thiệp theo mô hình ESMD được đánh giá là hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển của trẻ tự kỷ trong độ tuổi 18 – 48 tháng. Những nghiên cứu đầu tiên về tính hiệu quả ngắn hạn và dài hạn của phương pháp được tiến hành trên cả bối cảnh giảng dạy tại nhà và tại trung tâm can thiệp. Vì vậy đây là một nguồn tư liệu tốt giúp các nhà trị liệu và cha mẹ trẻ trong quá trình can thiệp cho con mình. Rất nhiều cán bộ chuyên môn, và phụ huynh chắc chắn sẽ tìm thấy ở đây những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báo trong giáo dục trẻ tự kỷ.

Nhà phát hành

Nhà xuất bản

Tác giả

,

Bìa

Mềm

Trang

612

Kích thước

14x20cm

Barcode

8934974180128

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Mô Hình Can Thiệp Sớm Denver Cho Trẻ Tự Kỷ – Thúc Đẩy Kỹ Năng Ngôn Ngữ, Học Tập Và Tương Tác”