Quyết Địa Tinh Thư – Điểm Huyệt Bộ 1
Do những yêu cầu đó nên xuất hiện nhiều man sư (thầy tồi) và man thư (sách dỏm). Từ thời đầu nhà Minh bên Trung Hoa (Tức thời nhà Lê, Việt Nam) các loại sách dỏm Phong thủy này đã có tràn lan.
Chân thư Địa lý Phong thủy ban đầu chỉ vài ba cuốn, mà ngày nay thì “Thiên kinh vạn quyển”. Do chỗ không có trường lớp đào tạo, nên mạnh ai nấy viết, viết vô tội vạ, chẳng có cơ quan chức năng nào giám định cả.
Sách Địa lý Phong thủy ở Việt Nam xuất bản trước năm 1975 rất hiếm. Chỉ thấy hai quyển “Tầm Long và Điểm Huyệt” của cụ Việt Hải Tiên Sinh biên dịch; và quyển “Hồng Vũ Cấm Thư” của Nguyễn Văn Minh dịch là có giá trị. Nhưng chỉ với mấy quyển này cũng không đủ để nói lên hết tinh hoa của Địa lý Phong thủy. Do sự đam mê mãnh liệt pháp môn này, nên tôi phải tự học Hán văn, mày mò nghiên cứu trong các sách Hán cổ mà trước đây ông cha ta đã từng làm. Thấy một phần trong các sách này, cụ Việt Hải đã trích dịch ra rồi, và viết thành “Bảo Ngọc Thư”.
Cảm ơn cụ Việt Hải đã khởi động đẩy cổ xe Phong thủy nước nhà nặng nề bắt đầu chuyển động, nay tôi xin tiếp tục sự nghiệp của cụ, biên dịch và gom góp tinh hoa những sách còn lại, ngõ hầu được phong phú thêm, đóng góp một phần nhỏ cho làng Địa lý Phong thủy Việt Nam, mong con em sau này có tài liệu tham khảo học tập, tiết kiệm được nhiều thời gian lặn lội trong biển sách Địa lý Phong thủy mà chân giả khó phân, cát vàng lặn lội. Những sách quý, những người đi trước như chúng tôi hôm nay chưa may mắn gặp, chưa hoàn thành biên dịch, mong lớp kế thừa sau này tiếp tục bổ sung cho hoàn chỉnh, tổng hợp thành một bộ sách giáo khoa có hệ thống khoa học, để người học, dễ dàng tiếp thu hơn.
Reviews
There are no reviews yet.