Trái Đất Chuyển Mình – Một Lịch Sử Chưa Kể Về Nhân Loại (Bìa Cứng)

Chưa có đánh giá0 đã bán
Giá: 573.180  699.000 
Tiết kiệm: 125.820  (18%)
Trái Đất Chuyển Mình – Một Lịch Sử Chưa Kể Về Nhân Loại (Bìa Cứng) – Một bản tóm tắt đáng kinh ngạc về nghiên cứu toàn cầu… Giá trị của cuốn sách này là sự hiểu biết sâu sắc, thừa nhận không chỉ về mặt khoa học mà còn về mặt văn hóa và triết học rằng chúng ta không phải những kẻ thống trị Trái đất mà là sản phẩm của nó

Giá Bán Sỉ (Chiếc khấu cao) Cho khách đại lý .

  • Gọi ngay 0375315973 (Mr.Vinh) Hoặc kết nối zalo để được tư vấn và báo giá.
  • Chiếc khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ.

CHÍNH SÁCH GIAO HÀNG

Trái Đất Chuyển Mình – Một Lịch Sử Chưa Kể Về Nhân Loại (Bìa Cứng)

“Trái đất chuyển mình: Một lịch sử chưa kể về nhân loại” góp phần khỏa lấp một khoảng trống lớn trong não trạng của nhân loại khi chúng ta tư duy về quá khứ.” – Tiến sĩ Vũ Đức Liêm chia sẻ.Một cuốn sách lịch sử được mong đợi nhất năm, đồ sộ bao trùm lịch sử trái đất, lịch sử nhân loại và lịch sử môi trường, khí hậu trong 4,5 tỷ năm, giúp độc giả hiểu hơn về quan hệ giữa con người và tự nhiên; được viết bởi GS lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford, Peter Frankopan – một trong những sử gia hàng đầu hiện nay. Vừa ra mắt 4/2023, cuốn sách này đã thuộc top bestseller, cho đến nay đã bán bản quyền cho 24 quốc gia và được phát hành chính thức tại Việt Nam chỉ sau 7 tháng.

Đặc biệt,“Trái đất chuyển mình: Một lịch sử chưa kể về nhân loại” đã được một loạt các tờ báo danh giá như Financial Times, The Times, The Telegraph, The Hindu, The Week,.. đánh giá là cuốn sách hay nhất mùa hè năm 2023, đồng thời lọt vào danh sách những cuốn sách năm 2023 của BBC.

Khi nghĩ về lịch sử, chúng ta hiếm khi chú ý nhiều đến những trận lũ lụt kinh khủng nhất, những mùa đông tồi tệ nhất, những đợt hạn hán tàn khốc nhất hay cách các hệ sinh thái đã thay đổi theo thời gian. Trong “Trái đất chuyển mình”, GS Peter Frankopan đã chỉ ra rằng môi trường tự nhiên là một yếu tố quan trọng, nếu không muốn nói là yếu tố quyết định, trong lịch sử loài người và của cả lịch sử toàn cầu.

Không chỉ vậy, cuốn sách chứa nhiều tư liệu tranh ảnh phong phú, bao gồm: 15 bản đồ, nổi bật như bản đồ thể hiện sự phân tán của con người từ khoảng 200.000 năm trước, bản đồ về sự phân tán của tôn giáo và đại dịch cái chết đen; cùng 38 tranh ảnh in màu có giá trị, như hình ảnh về công trình định cư quy mô lớn từ 2500 trước – cho thấy con người có khả năng xây dựng thành phố lớn như thế nào…

Mục đích GS Peter Frankopan viết cuốn sách này là:

Thứ nhất là đưa khí hậu vào trong câu chuyện của quá khứ như một chủ đề cơ sở, mang tính cốt yếu và hay bị bỏ qua trong lịch sử toàn cầu, từ đó cho thấy ở đâu, khi nào và như thế nào mà thời tiết, các mô hình khí hậu kéo dài và những thay đổi trong khí hậu – do con người và do các nguyên nhân khác – lại có tác động to lớn đến thế giới.

Thứ hai là trình bày câu chuyện về tác động của con người với thế giới tự nhiên qua nhiều thiên niên kỷ và xem xét cách giống loài chúng ta khai thác, nhào nặn và uốn nắn môi trường theo ý chí của mình, cả mặt tốt và mặt xấu.

Và thứ ba là mở rộng tầm nhìn của chúng ta về lịch sử. Nghiên cứu về quá khứ từng bị thống trị bởi sự chú ý dành cho ‘thế giới phương bắc’, là những xã hội giàu có của châu Âu và Bắc Mỹ, còn lịch sử của các châu lục và khu vực khác thường bị xếp vào tầm quan trọng thứ yếu hoặc bỏ qua hoàn toàn. Mô hình tương tự cũng được áp dụng cho khoa học khí hậu và nghiên cứu về lịch sử khí hậu, nơi những khu vực rộng lớn, giai đoạn và con người nhận được ít sự chú ý, đầu tư và nghiên cứu – nói lên nhiều điều về những quan điểm đã được chấp nhận từ lâu về quá khứ cũng như thực tế phát triển và hoạt động đào sâu của các quỹ học thuật (cùng các trung tâm trí thức).

Cấu trúc cuốn sách:

Trong cuốn sách đầy tham vọng này, Frankopan như một người hướng dẫn có khả năng hướng sự chú ý của chúng ta đến yếu tố tự nhiên – một đối tượng thường bị bỏ qua trong cách chúng ta kể lịch sử của mình; trải qua 24 chương là 24 giai đoạn theo các mốc thời gian từ thuở hồng hoang của thế giới (khoảng 4,5 tỷ năm trước), tới những tương tác đầu tiên của con người với sinh thái, đến các thành phố và mạng lưới thương mại đầu tiên, qua thời đại các đế chế hoàng kim và khủng hoảng, đến sự xuất hiện các bệnh dịch, sự hợp nhất của Cựu thế giới và Tân thế giới, thời kỳ Tiểu Băng hà, Đại Phân kỳ, Tiểu Phân kỳ, thời kỳ công nghiệp, thời kỳ Hỗn loạn, kiến tạo những vùng đất không tưởng, đến những mối quan ngại và những giới hạn sinh thái hiện nay.

– Lịch sử loài người và môi trường tự nhiên

Khi kể về lịch sử loài người, Frankopan làm nổi bật các yếu tố địa chất, trên vũ trụ và ngầm dưới lòng đất to lớn đã tạo ra nơi thích hợp để chúng ta tồn tại. Chúng ta chỉ tồn tại trong một phần nhỏ thời gian của Trái đất và sự tồn tại này sẽ không thể xảy ra trước khi những biến đổi lớn xảy ra, bao gồm năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt và sự thất bại của tất cả các loài vượn khác.

Trong phần lớn lịch sử của loài người, bắt đầu từ khoảng 300.000 năm trước, chúng ta chỉ có thể tồn tại trên những phần nhỏ của hành tinh, cũng khó lòng cư trú lâu dài trước áp lực môi trường.

Frankopan cho chúng ta biết sự hưng thịnh của loài người trong 10.000 năm qua chỉ có thể thực hiện được nhờ khí hậu Trái đất ổn định ở mức nhiệt độ tạo ra các kiểu thời tiết tương đối ổn định và cho phép trồng trọt ngũ cốc. Điều này cho phép chúng ta xây dựng các thành phố, buôn bán, xây dựng luật pháp – và đóng thuế, đặt nền móng cho việc ghi lại những suy nghĩ và lịch sử thành văn.

Một đặc điểm nổi bật của cuốn sách là chỉ ra ngay từ đầu loài người đã nhận thức rằng cơ may sống sót có mối liên hệ với cách chúng ta đối xử với môi trường tự nhiên. Tác giả đã nêu nhiều thần thoại, truyền thuyết làm dẫn chứng.

– Sự trỗi dậy và sụp đổ của các đế chế

Frankopan xuất sắc trong việc sử dụng các trích dẫn và ví dụ súc tích, trải dài từ Nam Mỹ đến Nam Á, Đông Nam Á, và Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là cách ông cho thấy điều kiện khí hậu đã giúp đỡ hoặc cản trở nỗ lực của con người như thế nào. Ví dụ, ông trích dẫn 300 năm đầu tiên mở rộng của Đế chế La Mã là thời kỳ “mức độ hoạt động núi lửa thấp bất thường, ít hiện tượng thời tiết cực đoan và các kiểu khí hậu có thể dự đoán được”. Đây cũng là thời kỳ ổn định ở lưu vực Mississippi và ở Trung Mỹ ở Thung lũng Teotihuacan. Nhưng khi thời tiết trở nên lạnh hơn và mùa màng thất bát vào khoảng năm 500 TCN, các đế chế ổn định nhanh chóng gặp rắc rối.

Theo ghi nhận của mình, ông không cố gắng coi sự trỗi dậy và sụp đổ của các đế chế là hoàn toàn do điều kiện khí hậu, thay vào đó giải thích việc mất mùa nhiều lần, lũ lụt hoặc hạn hán kéo dài đã tạo thêm căng thẳng cho các hệ thống vốn đã bất bình đẳng và phân cấp như thế nào.

– Một bài học nhân loại đã lãng quên

Cuốn sách đã làm rất tốt việc thể hiện một cách rõ ràng tầm quan trọng của các kiểu khí hậu, môi trường và thời tiết trong việc ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử loài người. Khi làm như vậy, nó đã thành công đưa chúng ta trở lại vị trí của tổ tiên hàng nghìn năm trước, những người biết rằng sự sống còn bấp bênh của họ phụ thuộc vào việc quản lý mối quan hệ của họ với môi trường. Đó là một bài học mà con người dường như đã lãng quên.

Nhưng như cuốn sách của Frankopan đã chỉ ra, đôi khi chỉ cần một thảm họa thiên nhiên lớn, như thiên thạch va chạm hay đại hồng thủy – những sự kiện có thể đã bị quên lãng trong tâm trí con người, nhưng từng diễn ra suốt thời gian tồn tại của hành tinh – đều có thể biến mọi thứ thành tro bụi.”

Thế giới của chúng ta luôn là một thế giới của biến chuyển, tiếp nối và thay đổi. Từ vụ nổ Big Bang cho đến ngày nay, hoạt động của mặt trời, núi lửa phun trào, lũ lụt và hạn hán đã định hình nên lịch sử tự nhiên và lịch sử loài người. Những cách thức tương tác giữa chúng ta và Trái đất đã mang lại những lợi ích to lớn – nhưng thường phải trả giá. Khi chúng ta đối mặt với một tương lai bấp bênh, việc học những bài học từ quá khứ chưa bao giờ quan trọng hơn.

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

Peter Frankopan

– Giáo sư lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Byzantine.

– Tốt nghiệp Đại học Cambridge với giải thưởng về nghiên cứu lịch sử, và cũng từng là chuyên gia nghiên cứu tại ngôi trường này.

– Chuyên gia thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia Anh, Hiệp hội Nhân học Hoàng gia Anh.

Hai cuốn sách trước đó của ông là “Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới của thế giới” và “Con đường tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới” đều được độc giả đón nhận và được trao những giải thưởng danh giá.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

– “Điều đặc biệt của cuốn sách này là tác giả lý giải sự trỗi dậy, sụp đổ và thay thế các đế chế, các cường quốc dưới ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu. Qua hơn 800 trang sách, Peter Frankopan là bậc thầy kể chuyện với những ví dụ sinh động về các sự kiện khí hậu tác động như thế nào đối với lịch sử loài người, mạng lưới giao thương hàng hóa, tương tác giữa các nền văn hóa và cả lan truyền bệnh tật, tôn giáo, chiến tranh, xung đột.” – Nhà hoạt động môi trường Đỗ Vân Nguyệt

– “Điều gây ấn tượng đối với một người đọc Việt Nam như tôi, là trình độ khoa học tiên tiến được áp dụng vào đây để đưa ra những dẫn liệu cụ thể, có khi khá chi tiết, về nhiệt độ khí quyển và đại dương, thời tiết nóng lạnh, lượng mưa, hạn hán, hoạt động núi lửa, băng hà, cây cỏ, nhân khẩu,… của các khu vực trong mỗi thời kỳ, qua đó soi vào lịch sử và thận trọng rút ra kết luận, chứ không phải những nhận xét, giả định, luận thuyết chung chung mà chúng ta vẫn gặp trong việc mô tả lịch sử theo lối mòn quen thuộc. ” – Dịch giả Nguyễn Việt Long

– “Frankopan đã tập hợp tất cả công trình nghiên cứu này thành một cuốn sách đồ sộ, toàn diện, đầy đủ thông tin và hấp dẫn. Nó có sức nặng trí tuệ và sức mạnh kịch tính của một cơn sóng thần…. Đây là một cuốn sách vô cùng hấp dẫn, một cuốn sách dễ đọc về một vấn đề quan trọng.” – Gerard DeGroot

– “Một bản tóm tắt đáng kinh ngạc về nghiên cứu toàn cầu… Giá trị của cuốn sách này là sự hiểu biết sâu sắc, thừa nhận không chỉ về mặt khoa học mà còn về mặt văn hóa và triết học rằng chúng ta không phải những kẻ thống trị Trái đất mà là sản phẩm của nó.”- Adam Nicolson

– “Tác giả đã thành công trong việc vượt qua một thử thách dường như không thể, chắt lọc một lượng lớn nguồn lịch sử, dữ liệu khoa học và học thuật hiện đại kéo dài hàng ngàn năm và toàn bộ địa cầu thành một câu chuyện sử thi và lôi cuốn”. – Walter Scheidel

– “Ngay cả khi nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và thiên tai leo thang, cuộc khủng hoảng môi trường của chúng ta vẫn khó dự đoán và hiểu được. Frankopan hết lần này đến lần khác cho thấy rằng khi các đế chế trong quá khứ không hành động bền vững, họ đã gặp phải thảm họa. The Earth Transformed sẽ điều chỉnh lại cách chúng ta nhìn về tương lai của mình.”- JP Faber

TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY

1. Cuốn sách này không nói về những gì sẽ diễn ra trong tương lai. Mục đích của nó không phải để thách thức những tiếng nói đồng thanh mang tính áp đảo của cộng đồng khoa học, cũng không tập trung vào các điều kiện toàn cầu hiện tại hay xem xét những bước đi nào có thể giảm thiểu một số hoặc thậm chí là nhiều vấn đề tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu đặt ra, dẫu là qua sự thích nghi hay giới thiệu những công nghệ mới. Thay vào đó, mục đích của nó là xem xét quá khứ, hiểu và giải thích chúng ta đã ở vào vị thế mà nay có vẻ thật hiểm nghèo như thế nào.

Ban đầu, tôi nghĩ mình sẽ chỉ viết về lịch sử, rằng khí hậu đã định hình thế giới quanh ta như thế nào, và về những chiều hướng mà những biến chuyển trong nhiệt độ toàn cầu, lượng mưa và mực nước biển – cùng những hiện tượng cực đoan, như siêu bão, núi lửa phun trào và va chạm thiên thạch – đã ảnh hưởng lên quá khứ, sắp đặt nên những khoảnh khắc, những thời kỳ và bối cảnh giải thích vai trò quan trọng đến nhường nào của khí hậu trong lịch sử thế giới.

Tuy nhiên, mọi sự rất sớm rõ ràng khi tôi bắt đầu nghĩ về một cuốn sách sẽ mở ra cánh cửa với khí hậu, với những thay đổi trong các kiểu quy luật thời tiết và với tác động của con người lên thế giới tự nhiên, nó sẽ dẫn tới một loạt câu hỏi và thách thức lớn hơn rất nhiều về mối quan hệ giữa dư thừa nông nghiệp và sự ra đời của nhà nước quan liêu; về mối liên quan giữa một bên là những người mục súc, du mục và bên kia là xã hội định canh định cư trong những ngôi làng, thị trấn và thành phố; về vai trò và sự phát triển của tôn giáo và các hệ thống tín ngưỡng như một hàm số của khí hậu, môi trường và địa lý; về chủng tộc và chế độ nô lệ, và vai trò của chúng trong quá trình khai thác các tài nguyên; về sự mở rộng của lương thực, mầm bệnh và bệnh tật; về chế độ dân chủ, nghèo đói và các mô hình tiêu thụ trong nhiều thế kỷ kể từ cách mạng công nghiệp; về toàn cầu hóa, tiêu chuẩn hóa của công nghiệp, nông nghiệp, lương thực và thời trang trong thế kỷ gần đây nhất; về nguyên do thế kỷ 21 rơi vào thời khắc khủng hoảng.

Do đó cuốn sách này có ba mục đích. Thứ nhất là đưa khí hậu vào trong câu chuyện của quá khứ như một chủ đề cơ sở, mang tính cốt yếu và hay bị bỏ qua trong lịch sử toàn cầu, từ đó cho thấy ở đâu, khi nào và như thế nào mà thời tiết, các mô hình khí hậu kéo dài và những thay đổi trong khí hậu – do con người và do các nguyên nhân khác – lại có tác động to lớn đến thế giới. Thứ hai là trình bày câu chuyện về tác động của con người với thế giới tự nhiên qua nhiều thiên niên kỷ và xem xét cách thức loài người chúng ta khai thác, nhào nặn và uốn nắn môi trường theo ý chí của mình, cả mặt tốt lẫn mặt xấu.

Và thứ ba là mở rộng tầm nhìn của chúng ta về lịch sử. Nghiên cứu về quá khứ từng bị thống trị bởi sự chú ý dành cho ‘thế giới phương bắc’, là những xã hội giàu có của châu Âu và Bắc Mỹ, còn lịch sử của các châu lục và khu vực khác thường bị xếp vào mức độ quan trọng thứ yếu hoặc bỏ qua hoàn toàn. Chính kiểu mẫu này cũng được áp dụng cho khoa học khí hậu và nghiên cứu về lịch sử khí hậu, nơi những khu vực rộng lớn, giai đoạn và con người nhận được ít sự chú ý, nghiên cứu hay đầu tư – nó nói lên nhiều điều về những quan điểm đã được chấp nhận từ lâu về quá khứ cũng như thực tế phát triển và hoạt động đào sâu vào thực tiễn của các quỹ học thuật (và các trung tâm trí thức).

Nếu những điểm trên hướng đến một lý do căn bản để đánh giá lại lịch sử, thì sự nhấn mạnh quá mức của các sử gia rằng các thị trấn, thành phố và quốc gia giống nhau về sự lãnh đạo, bộ máy quan liêu và hành vi cũng cần như vậy. Thực vậy, bản thân từ ‘nền văn minh’ về nghĩa đen để chỉ đời sống của các thành phố, của những người sống trong nó và người phóng chiếu quyền lực và cai trị nó. Điều này được phản ánh trong hầu hết các tư liệu viết mang tính lịch sử – các bài tường thuật, các ghi chép về bán đất, các hóa đơn thuế, v.v. – phục vụ cho việc củng cố sự cai trị theo tôn ti thứ bậc. Rất nhiều nội dung lịch sử được viết bởi những người sống ở các thành phố, cho những người sống ở thành phố, và tập trung vào đời sống của những người sống ở thành phố. Việc đó làm lệch đi cách ta xem xét quá khứ và thế giới quanh mình. – Trích trang 28

2. Tuy nhiên, cho đến nay, ‘nền văn minh’ vẫn là nhân tố lớn nhất gây ra suy thoái môi trường và lý do quan trọng nhất của biến đổi khí hậu do con người – bởi những nhu cầu mà quần thể con người ở các thành phố đặt lên năng lượng và sự tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nước và lương thực. Tuy các thành phố chỉ chiếm 3% diện tích mặt đất Trái đất, song các vùng đô thị lại chứa hơn một nửa dân số thế giới. Các thành phố không chỉ chịu trách nhiệm cho một phần đáng kể hiện tượng ấm lên toàn cầu, mà chúng cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nó trong những thập niên sắp tới. – Trích trang 28

3. Không phải ngẫu nhiên khi thế kỷ vừa qua tuy được thấy sự mở rộng nhanh chóng về số lượng, kích thước và dân số của các thành phố, song cũng chứng kiến những sự suy giảm nghiêm trọng nhất của môi trường và tốc độ gia tăng nhanh nhất mức độ tiêu thụ. Khi các thành phố phát triển, áp lực cũng tăng đối với tự nhiên, đa dạng sinh học và tính bền vững thông qua những thay đổi trong sử dụng đất và lớp phủ bề mặt Trái đất, do sự biến đổi của các hệ thống thủy văn và là kết quả từ tác động của các chu kỳ sinh địa hóa bị biến đổi và tổn thương. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001–2018, các khu vực xây dựng san sát ở Trung Quốc đã mở rộng thêm 47,5%, trong khi đó ở Mỹ là 9%. Quả thật, dân số thế giới sống ở các thành phố đến năm 2050 được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 3 tỷ người đến khoảng 7 tỷ người dựa trên các xu hướng nhân khẩu hiện tại. Để so sánh với bối cảnh lịch sử, chỉ có hơn 15% dân số toàn cầu sống ở các thị trấn và thành phố vào năm 1900; đến năm 2050, con số này sẽ là hơn 70%. – Trích trang 28

Nhà phát hành

Nhà xuất bản

Tác giả

Năm Xuất Bản

2023

Kích Thước

24 x 16 cm

Số Trang

920

Bìa

Cứng

Barcode

8935270704407

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Trái Đất Chuyển Mình – Một Lịch Sử Chưa Kể Về Nhân Loại (Bìa Cứng)”