Từ Beirut Đến Jerusalem – Hành Trình “Đi Để Hiểu” Trung Đông Của Một Nhà Báo Mỹ
Phần thứ hai: Jerusalem, hai chương đầu là bức tranh thu nhỏ nền văn hóa của người Do Thái và nguồn gốc của người Israel, từ đó tác giả đi sâu phân tích lịch sử và diễn biến của cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel.
Với giọng văn sắc sảo, trong sáng, Từ Beirut đến Jerusalem đã chạm sâu hơn vào lịch sử đau thương và vô cùng phức tạp của cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông. Cuốn sách khiến độc giả trải nghiệm hết những cung bậc cảm xúc, từ những đau đớn tột cùng đến những nụ cười sảng khoái. Một cuốn sách không thể bỏ qua đối với bất cứ ai đang tìm kiếm cái nhìn sâu hơn về những nguyên nhân chính trị và những ảnh hưởng tâm lý của cuộc xung đột đa sắc tộc đã bủa vây khu vực chưa bao giờ chấm dứt tiếng súng này.
– Chaim Poyok, báo Washington
“Cuốn sách ra đời, đoạt Giải sách Quốc gia Mỹ năm 1989, đưa tên của ông vào trí nhớ của bạn đọc quốc tế. Cuộc hành trình nhọc nhằn mười năm như một sự vỡ ra với bạn đọc quốc tế về một thế giới Trung Đông lần đầu tiên được một người ngoài cuộc thâm nhập và tường thuật tỉ mỉ, chắt lọc, sâu sắc; một thế giới hết sức phức tạp và nhiều bí ẩn như người đẹp sau tấm khăn choàng. Đó không chỉ là cuốn sách, cuốn nhật ký mà còn là cuốn từ điển hấp dẫn về Trung Đông mà khi đọc nó, bạn đọc như đang đi trên chiều dài lịch sử của Trung Đông và hiểu được vì sao cho đến nay những sự kiện xảy ra ở vùng đất này đều trở thành tít lớn trên các phương tiện truyền thông thế giới.”
– Nhà báo Nguyễn Trường Uy
“Cuốn sách là sự hòa quyện tuyệt vời giữa những bài báo về tình hình Trung Đông và những diễn giải của Thomas Friedman về những điều ông quan tâm. Nỗi đau xen lẫn sự hài hước tạo nên sức hấp dẫn kỳ diệu… Những phân tích về ‘quan điểm trái chiều’ trong ‘cuộc xung đột đa sắc tộc ở Israel’ là một trong những diễn giải sáng rõ nhất từng được viết về Israel.”
– Coror Cruise O’Brien, New York Times
TÁC GIẢ: Thomas Friedman
Sinh năm 1953 ở Minneapolis, từng tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Nghiên cứu Trung Đông Hiện đại ở Đại học Antony, Oxford. Từ 1979 đến 1981, ông là phóng viên của hãng tin UPI ở Beirut. Ông là phóng viên thường trú của tạp chí New
York Times tại Beirut (từ năm 1982) và tại Nam Jerusalem (từ 1984). Đầu năm 1989, ông trở về làm phóng viên đứng mục
chuyên về ngoại giao của tạp chí New York Times ở Washington, nơi ông hiện đang sống cùng vợ và hai con gái.
Reviews
There are no reviews yet.